Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Lưỡi nổi hạt đỏ có sao không? Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa

Lưỡi nổi hạt đỏ có sao không? Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa

Lưỡi nổi hạt đỏ là một hiện tượng phổ biến nhiều người gặp phải và có thể là dấu hiệu cho thấy những sự biến động về mặt sức khỏe. Vậy lưỡi nổi hạt đỏ có sao không? Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị hiệu quả tình trạng này qua bài viết sau nhé!

Tìm hiểu về vai trò của lưỡi

Lưỡi khỏe mạnh thường có màu hồng, sắc thái có thể từ nhạt đến đậm tùy thuộc vào từng người. Bề mặt lưỡi được bao phủ bởi khoảng 5.000 gai nhỏ gọi là nhú, tập trung nhiều ở mặt trên và hai bên lưỡi, chứa đầy tế bào thần kinh giúp cảm nhận vị giác, giúp truyền tải thông tin vị giác nhanh chóng đến não.

Lưỡi đóng vai trò thiết yếu trong nhiều chức năng hàng ngày như:

  • Chức năng nhai và nuốt: Lưỡi giúp di chuyển thức ăn trong miệng, nhào trộn thức ăn với nước bọt và các enzym tiêu hóa, giúp quá trình nhai và nuốt diễn ra hiệu quả.
  • Cảm nhận vị giác: Lưỡi là cơ quan chính của vị giác, giúp chúng ta cảm nhận các vị khác nhau như ngọt, chua, đắng, mặn,…
  • Hỗ trợ phát âm: Sự linh hoạt của lưỡi giúp chúng ta tạo ra các âm thanh khác nhau, từ đó hình thành lời nói, lưỡi phối hợp với môi, răng và vòm miệng để phát âm chính xác.
  • Giữ sạch khoang miệng: Khi lưỡi di chuyển trong miệng, nó giúp làm sạch bề mặt răng và nướu, góp phần duy trì vệ sinh miệng.
  • Cảm nhận xúc giác và nhiệt độ: Lưỡi có khả năng cảm nhận được nhiệt độ của thức ăn và đồ uống, cũng như cảm nhận được kết cấu của chúng.

Những nguyên nhân khiến lưỡi nổi hạt đỏ

Trong nhiều trường hợp, màu sắc của lưỡi có thể bị thay đổi từ màu hồng sang sậm đen, trắng. Đặc biệt, khi bề mặt lưỡi nổi hạt đỏ, đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý.

Những nguyên nhân khiến lưỡi nổi hạt đỏ

Lưỡi nổi hạt đỏ có thể do vệ sinh răng miệng chưa tốt hoặc là dấu hiệu của một số bệnh lý

Do nhiệt miệng

Nhiệt miệng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến lưỡi nổi hạt đỏ do sự tấn công của các loại vi khuẩn trong khoang miệng, khiến hệ miễn dịch bị suy yếu. Khi bị nhiệt miệng, sẽ xuất hiện các nốt đỏ hoặc vết loét trên đầu lưỡi, má trong, nướu.

Nhiệt miệng gây cảm giác khó chịu, đau rát khi ăn uống do niêm mạc miệng bị tổn thương. Tình trạng này thường không nguy hiểm và sẽ khỏi sau khoảng hơn một tuần.

Lưỡi nổi hạt đỏ do nhiệt miệng

Nhiệt miệng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến lưỡi nổi hạt đỏ

Do viêm lưỡi

Viêm lưỡi là một trong những bệnh lý về lưỡi phổ biến, xảy ra do sự tấn công của một số loại vi nấm hoặc tác dụng phụ của một số thành phần trong thuốc trị bệnh khác. Các biểu hiện phổ biến của viêm lưỡi gồm: lưỡi nổi hạt đỏ, sưng tấy, có thể xuất hiện một số vết loét.

Do nhiễm nấm

Nhiễm nấm cũng là nguyên nhân phổ biến khiến lưỡi nổi hạt đỏ, do quá trình vệ sinh răng miệng không đảm bảo hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm. Khi khoang miệng bị nhiễm nấm, có thể dẫn đến mất vị giác, rát lưỡi, nổi mụn đỏ,…

Lưỡi nổi hạt đỏ do nhiễm nấm

Nhiễm nấm cũng là nguyên nhân phổ biến khiến lưỡi nổi hạt đỏ

Do viêm họng

Bên cạnh các bệnh lý liên quan trực tiếp đến lưỡi kể trên, thì lưỡi bị nổi hạt đỏ cũng có thể là biểu hiện của bệnh viêm họng. Triệu chứng thường gặp khi bị viêm họng gồm: họng sưng đỏ, hạch cổ bị sưng có dịch trắng, sốt cao, ho có đờm và nổi mụn đỏ ở lưỡi.

Do u nhú tiền đình

Lưỡi nổi hạt đỏ cũng có thể là biểu hiện của u nhú tiền đình Papillomatosis. Đây là một bệnh lành tính và có các biểu hiện như mọc mụn thịt trên lưỡi, với các nốt mụn đối xứng nhau hoặc thành dải, có màu đỏ hồng. Mỗi một nốt mụn khi thịt này đều có cuống riêng và không dễ vỡ như mụn thông thường, nhưng chúng sẽ nhỏ dần và biến mất theo thời gian.

Lưỡi nổi hạt đỏ có thể là biểu hiện của u nhú tiền đình Papillomatosis

Lưỡi nổi hạt đỏ cũng có thể là biểu hiện của u nhú tiền đình Papillomatosis

Do mắc bệnh sùi mào gà

Lưỡi nổi hạt đỏ còn có thể là biểu hiện của bệnh sùi mào gà, do virus HPV gây nên và rất nguy hiểm. Ngoài ra, trong miệng bệnh nhân sùi mào gà có thể xuất hiện các nốt sần mọc thành từng cụm, khiến bề mặt lưỡi trở nên sần sùi và gây ngứa ngáy.

Lưỡi nổi hạt đỏ có sao không?

Với những nguyên nhân phổ biến khiến lưỡi nổi hạt đỏ đã nếu trên, để có thể xác định được mức độ nghiêm trọng của tình trạng này, người bệnh cần phải thăm khám để xác định rõ. Nhìn chung, tình trạng đốm lưỡi màu đỏ đa phần không gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhưng có thể khiến bệnh nhân gặp phiền toái, cản trở sinh hoạt hàng ngày và cần điều trị để trở lại bình thường.

Cách khắc phục tình trạng lưỡi nổi hạt đỏ

Theo các chuyên gia y tế, để khắc phục tình trạng lưỡi nổi hạt đỏ, trước tiên bệnh nhân cần thăm khám để xác định nguyên nhân. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho từng trước hợp cụ thể.

Cách khắc phục tình trạng lưỡi nổi hạt đỏ

Để khắc phục lưỡi nổi hạt đỏ, người bệnh cần thăm khám để xác định được nguyên nhân cụ thể

Điều trị bằng thuốc

Trong những trường hợp lưỡi nổi hạt đỏ ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, kháng nấm, chống viêm để cải thiện sự ngứa, rát hay mụn đỏ. Bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng liều lượng thuốc mà bác sĩ chỉ định để tránh những tác dụng phụ.

Điều trị chuyên sâu

Trong những trường hợp lưỡi nổi hạt đỏ do những bệnh lý nặng hơn, các phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Do đó, bên cạnh việc dùng thuốc, các bác sĩ cũng có thể tiến hành một số biện pháp khác để can thiệp và điều trị, tùy vào từng loại bệnh lý.

Những lưu ý để phòng tránh lưỡi nổi hạt đỏ

Để phòng tránh tình trạng lưỡi nổi hạt đỏ, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Bạn cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với kem đánh răng chứa fluoride, dùng nước súc miệng, chỉ nha khoa để loại sạch mảng bám và vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Cạo lưỡi sạch sẽ: Vệ sinh lưỡi sạch sẽ bằng các dụng cụ chuyên dụng để làm sạch mảng bám và vi khuẩn trên bề mặt lưỡi.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Tránh thực phẩm gây dị ứng hay quá cay nong, bổ sung thêm vitamin B12 và folate để duy trì sức khỏe miệng và lưỡi.
  • Không hút thuốc lá: Thuốc lá có thể gây kích ứng và làm tổn thương lưỡi, bạn nên dừng hút thuốc nếu có để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
  • Hạn chế rượu bia: Các chất kích thích có trong rượu, bia có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và nổi hạt đỏ trên lưỡi.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Điều này giúp giảm nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục có thể ảnh hưởng đến lưỡi.
  • Khám nha khoa ít nhất 6 tháng một lần: Để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng.
  • Giữ ẩm cho miệng: Uống đủ nước mỗi ngày để giữ cho miệng và lưỡi luôn ẩm, giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

Nha khoa Parkway vừa gửi đến bạn những thông tin về tình trạng lưỡi nổi hạt đỏ. Hy vọng bài viết đã cung cấp được những kiến thức hữu ích và giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc răng miệng hàng ngày!

Xem thêm:

Tin tức sự kiện khác

Sâu răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Sâu răng khiến người bệnh mệt mỏi, thậm chí còn có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng và mất răng. Vậy sâu răng là gì? Tìm hiểu ngay dưới đây.

Xem chi tiết
Cách nhận biết và điều trị bệnh viêm chân răng

Bệnh viêm chân răng là gì? Dấu hiệu và cách điều trị viêm chân răng hiệu quả

Viêm chân răng là bệnh lý khiến mô nướu xung quanh răng bị suy yếu, lỏng lẻo gây đau nhức, khó chịu. Tìm hiểu những cách điều trị viêm chân răng hiệu quả ngay!

Xem chi tiết

11 địa chỉ bọc răng sứ tốt tại Tp HCM cực kỳ uy tín

Bọc răng sứ là phương pháp phục hồi và cải thiện thẩm mỹ cho răng, giúp khắc phục các tình trạng như răng sứt mẻ, ố màu hay lệch lạc nhẹ. Hiện nay, hầu hết các cơ sở nha khoa tại TP.HCM đều cung cấp dịch vụ này. Tuy nhiên, việc lựa chọn địa chỉ […]

Xem chi tiết
bọc răng sứ ở đâu tốt tại Hà Nội

10 địa chỉ bọc răng sứ tốt tại Hà Nội đẹp và uy tín

Bọc răng sứ ở đâu tốt tại Hà Nội? Bọc răng sứ là giải pháp lý tưởng cho những ai mong muốn sở hữu hàm răng đều đẹp, trắng sáng mà không cần can thiệp các phương pháp chỉnh nha như niềng răng hay tẩy trắng răng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả thẩm […]

Xem chi tiết