Sâu răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Sâu răng khiến người bệnh mệt mỏi, thậm chí còn có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng và mất răng. Vậy sâu răng là gì? Tìm hiểu ngay dưới đây.
Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway
Hàn răng sâu là thủ thuật nha khoa rất phổ biến hiện nay được sử dụng với mục đích lấp đầy các khu vực răng bị tổn thương, bảo vệ răng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và phục hồi tính thẩm mỹ cho nụ cười. Vậy quy trình hàn sâu răng và những lưu ý sau khi thực hiện là gì, cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu thông qua bài viết sau.
Hàn răng sâu hay trám trăm răng sâu là một thủ thuật nha khoa được sử dụng phổ biến nhằm cải thiện các thiệt hại do sâu răng hay tổn thương khác như nứt, vỡ hoặc mòn. Kỹ thuật này tương đối đơn giản, có thể mất khoảng 1 giờ để thực hiện. Theo thống kê, hơn 92% người trưởng thành bị sâu răng và cần hàn lại để ngăn ngừa việc tổn thương lan rộng cũng như giúp răng hoạt động bình thường.
Hiện nay, hàn sâu răng là thủ thuật nha khoa khá đơn giản và không đau, được sử dụng rộng rãi tại nhiều cơ sở nha khoa. Tuy nhiên, một số người bệnh có xu hướng trì hoàn điều trị bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc này có thể đem đến những khó khăn hay biến chứng sau này như:
Răng sâu không chữa kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng sau này
Việc phát hiện ra răng sâu không hề khó, bệnh nhân có thể tự quan sát thấy có lỗ trên bề mặt răng hay những đám đổi màu đen. Tuy nhiên, một số người chỉ cảm thấy ê buốt mà không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang răng nhằm phát hiện các tổn thương mà mắt thường khó nhìn thấy. Sau đó, việc hàn răng sâu có thể tiến hành càng sớm càng tốt ngay khi xác định được lỗ hổng.
Có rất nhiều vật liệu được sử dụng ở kỹ thuật hàn răng sâu nhằm phục hồi lại các lỗ khuyết trên bề mặt do sâu răng gây ra. Vì sẽ tồn tại bên trong miệng lâu nên những loại này phải thật sự lành tính, chịu lực nhai tốt, ít mòn cũng như không gây hại cho răng miệng hay cơ thể. Ngoài ra, vật liệu hàn sâu răng cũng phải dễ dàng thao tác để hạn chế sự khó chịu cho người bệnh. Bao gồm:
Có rất nhiều vật liệu được sử dụng ở kỹ thuật hàn răng sâu giúp lấp đầy tổn thương
Hàn răng sâu tuy không phải là kỹ thuật nha khoa phức tạp nhưng đòi hỏi phải thực hiện qua một quy trình “chuẩn” nhất để đảm bảo hiệu quả tối ưu và lâu dài nhất. Cụ thể:
Hàn răng sâu tuy không phải là kỹ thuật nha khoa phức tạp nhưng đòi hỏi phải thực hiện qua một quy trình “chuẩn” nhất để đảm bảo hiệu quả tối ưu và lâu dài nhất
Bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát răng miệng một cách toàn diện và có thể chỉ định chụp X-Quang nhằm xác định vị trí chính xác các tổn thương. Đồng thời, tình trạng lỗ sâu cũng được xem xét kỹ càng để xác định ảnh hưởng gây ra cho tủy răng giúp tìm được hướng điều trị phù hợp.
Lúc này, bác sĩ sẽ sử dụng mũi khoan với tay khoan nhanh hoặc nạo ngà để lấy hết mô răng bị sâu, không còn nâng đỡ. Nhờ đó ngăn chặn sự tái phát cũng như lây lan viêm nhiễm sang khu vực cận kề. Tuy nhiên, với những lỗ bé, nông thì quá trình hàn răng sâu không gây khó chịu nhưng ở tổn thương lớn, tiến triển đến ngà sâu, sát tủy thì bạn sẽ thấy ê buốt. Do đó, bác sĩ dùng thêm gây tê tại chỗ giúp bệnh nhân có trải nghiệm nhẹ nhàng hơn.
Khi đã lấy hết tổ chức sâu, bạn sẽ bước sang giai đoạn tạo hình xoang trám. Phần này cần đảm bảo đúng quy định để sau này có thể chịu được lực nhai nghiền cũng như không xê dịch hay bong ra ngoài. Xoang trám cần đáp ứng một số yêu cầu như tiết kiệm mô răng tối đa, thành và đáy thẳng giúp tạo một lực vuông góc khi ăn nhai. Bên cạnh đó, miếng trám phải ép chặt xuống đáy xoang để tạo sự vững chắc trong quá trình ăn nhai.
Tùy vào kỹ thuật hàm răng sâu và vật chất sử dụng mà quy trình thực hiện ở bước này sẽ khác nhau. Thông thường cement GIC và nhựa Composite là hai loại chất thường được dùng khi trám lỗ sâu. Tuy nhiên, tùy vào vị trí cũng tình trạng bệnh mà bác si sẽ đưa ra phương án phù hợp.
Khi đã hoàn tất việc hàn sâu răng, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra khớp cắn xem có điểm cộm không bằng cách cho bệnh nhân cắn trên giấy cắn. Những vị trí chạm sớm, vướng sẽ được xác định nhanh chóng. Lúc này, bác sĩ sử dụng mũi khoan chỉnh và đánh bóng lại giúp tạo bề mặt trơn láng nhằm tăng tính thẩm mỹ cho miếng trám. Đồng thời, bệnh nhân có thể thoải mái ăn nhai mà không lo đọng thức ăn vào kẽ răng. Tuy nhiên, những trường hợp tổn thương nặng hơn thì hàn răng sâu khó có thể khắc phục hoàn toàn tình trạng mô đã mất. Bên cạnh đó, độ lưu trữ của miếng trám cũng không ổn định mà dễ bị bong ra ngoài.
Ngoài quy trình, hàn trám răng có đau hay không phụ thuộc nhiều yếu tố: cơ địa răng của mỗi người, vết sâu lớn hay bé, tay nghề của bác sĩ,…
Sau khi hoàn thành quá trình hàn răng, bạn có thể cảm thấy hơi ê buốt và đau nhẹ khi thuốc tê đã hết tác dụng. Hàm của bạn sẽ bị đau sau khi phải giữ mở liên tục trong vòng 20 phút.
⏩⏩Răng bị sâu có lỗ to phải làm sao? Có lẽ bài viết Cách làm liền lỗ sâu răng tại nhà cực hiệu quả sẽ có ích cho bạn.
Sau khi hàn sâu răng tại nha khoa, người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn về một số khó chịu có thể gặp phải cùng những lưu ý về cách ăn nhai, vệ sinh răng miệng. Cụ thể như sau:
Một số lưu ý sau khi hàn răng sâu mà bệnh nhân cần biết
Ngày nay, hàn răng sâu tương đối đơn giản, không đau nhức với vật liệu tốt nên không còn là vấn đề khiến bệnh nhân phải lo lắng. Hãy chủ động thăm khám răng miệng 6 tháng/lần để luôn sở hữu một nụ cười tự tin, tỏa sáng.
Tình trạng răng sâu nếu không được hàn kịp thời sẽ ăn sâu vào tủy và chân răng gây cảm giác đau nhức, thậm chí phải nhổ bỏ răng. Bởi vậy, bệnh nhân cần đến gặp ngay bác sĩ nha khoa để được hỗ trợ kịp thời. Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình hàn răng sâu cùng những lưu ý sau khi thực hiện. Nếu đang gặp phải bất kỳ vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng, liên hệ ngay đến Nha khoa Parkway để hỗ trợ được giải quyết nhanh chóng.
Xem thêm:
Sâu răng khiến người bệnh mệt mỏi, thậm chí còn có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng và mất răng. Vậy sâu răng là gì? Tìm hiểu ngay dưới đây.
Viêm chân răng là bệnh lý khiến mô nướu xung quanh răng bị suy yếu, lỏng lẻo gây đau nhức, khó chịu. Tìm hiểu những cách điều trị viêm chân răng hiệu quả ngay!
Bọc răng sứ là phương pháp phục hồi và cải thiện thẩm mỹ cho răng, giúp khắc phục các tình trạng như răng sứt mẻ, ố màu hay lệch lạc nhẹ. Hiện nay, hầu hết các cơ sở nha khoa tại TP.HCM đều cung cấp dịch vụ này. Tuy nhiên, việc lựa chọn địa chỉ […]
Bọc răng sứ ở đâu tốt tại Hà Nội? Bọc răng sứ là giải pháp lý tưởng cho những ai mong muốn sở hữu hàm răng đều đẹp, trắng sáng mà không cần can thiệp các phương pháp chỉnh nha như niềng răng hay tẩy trắng răng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả thẩm […]