Sâu răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Sâu răng khiến người bệnh mệt mỏi, thậm chí còn có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng và mất răng. Vậy sâu răng là gì? Tìm hiểu ngay dưới đây.
Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway
Trẻ nhỏ thường hiếu động và dễ gặp các chấn thương như gãy răng sữa khi vui chơi, ăn uống. Điều này có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ hàm răng, khiến trẻ ăn nhai khó khăn hay dễ mắc các bệnh về răng miệng. Vậy trẻ bị gãy răng sữa có mọc lại không? Cách phòng tránh để trẻ bị gãy răng sữa như thế nào? Cha mẹ hãy tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Trẻ bị gãy răng sữa thường do hai nguyên nhân chính là răng trẻ bị tác động của ngoại lực hoặc do bản chất cấu trúc răng sữa của trẻ.
Trẻ bị ngã, bị va đập tác động một lực mạnh trực tiếp lên răng là nguyên nhân hay gặp khiến trẻ bị gãy răng sữa. Răng cửa sẽ dễ bị chấn thương nhất. Răng sữa có thể bị gãy một phần, răng sữa bị lung lay sớm hoặc bị thụt vào trong. Trường hợp nặng, răng sữa của trẻ bị gãy và rụng hoàn toàn.
Răng sữa thường khá nhỏ, xương ổ răng mềm, hệ thống dây chằng xung quanh lỏng lẻo nên răng sữa sẽ dễ bị gãy vỡ, nhất là khi trẻ ăn nhai thực phẩm quá cứng. Đôi khi mảnh vỡ của răng lẫn vào thức ăn khi trẻ nuốt nên cha mẹ không dễ dàng phát hiện việc trẻ bị gãy răng sữa sớm.
Trẻ bị gãy răng cửa
Cha mẹ có thể quan sát răng của trẻ để phát hiện dấu hiệu trẻ bị gãy răng sữa như một vài vết nứt ở phía dưới gần nướu răng của trẻ. Trường hợp nghiêm trọng còn khiến răng trẻ bị nứt thành 2 phần. Các vết nứt này thường sẽ ít gây đau vì nó không ảnh hưởng đến tủy răng. Nhưng về lâu dài, các vết nứt có thể làm hỏng men răng của trẻ.
Nếu vết nứt nhỏ xuất hiện trên bề mặt răng, cha mẹ có thể theo dõi. Khi trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng, lợi sưng to, răng đau, răng bị đổi màu hoặc trẻ có hiện tượng sốt nhẹ thì cha mẹ hãy đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Răng sữa khá yếu và rất dễ bị tổn thương, nhất là giai đoạn trẻ 2 – 4 tuổi. Khi đó, trẻ rất hiếu động và thích chạy nhảy nên trẻ dễ bị ngã khi vui chơi, sinh hoạt. Tùy vào tình trạng và mức độ tổn thương của việc trẻ bị gãy răng sữa có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ như sau:
Răng bị gãy, gây mất thẩm mỹ có thể làm trẻ tự tị, ngại giao tiếp
Khi trẻ bị gãy răng sữa, cha mẹ thường thắc mắc trẻ bị gãy răng sữa có mọc lại không. Tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ đi khám và chụp phim X-quang để kiểm tra. Nếu trẻ có mầm răng vĩnh viễn bình thường thì khi đến tuổi thay răng, răng vĩnh viễn sẽ mọc ra. Tuy nhiên để răng vĩnh viễn mọc ra đúng vị trí, khoảng mất răng sữa cần được duy trì, tránh sự mọc chiếm chỗ của các răng bên cạnh.
Trẻ sẽ cần đeo hàm giữ khoảng cách. Một số trường hợp hiếm gặp, trẻ được chụp phim X-quang và bác sĩ không phát hiện thấy mầm răng vĩnh viễn hoặc mầm răng mọc không đúng chỗ, bác sĩ có thể có phương án nắn chỉnh hoặc cấy implant.
Vì biết răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn, nhiều cha mẹ chủ quan với việc trẻ bị gãy răng sữa. Tuy nhiên, trẻ bị gãy răng sữa có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của răng vĩnh viễn như sau:
Nắn chỉnh răng để khắc phục việc trẻ bị gãy răng sữa
Để khắc phục hiệu quả nhất tình trạng trẻ bị gãy răng sữa, cha mẹ cần cho trẻ đi khám bác sĩ nha khoa để xác định và cách điều trị phù hợp.
Trường hợp trẻ bị gãy răng sữa do va đập, chấn thương răng thì bác sĩ sẽ dựa trên mức độ tổn thương của từng trường trường hợp gãy răng sữa
Với trường hợp răng sữa của trẻ gãy ít, chỉ bị tổn thương phần men răng hoặc ngà răng, chưa tác động đến các bộ phận xung quanh, không gây ảnh hưởng đến tủy răng và việc ăn nhai của trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định giữ nguyên tình trạng của răng hoặc hàn trám lại răng sữa bị gãy trong thời gian chờ răng vĩnh viễn mọc lên.
Với trường hợp răng sữa bị gãy nhiều làm lộ tủy răng thì răng sữa cần được điều trị tủy răng. Sau đó, bác sĩ trám bít lại răng để bảo vệ tủy răng sữa, tránh tình trạng nhiễm trùng.
Với trường hợp gãy thân răng và chân răng sữa bị tổn thương ở mức độ nhẹ, cha mẹ chỉ cần chăm sóc răng miệng tốt cho bé, tránh cho con ăn, cắn các thực phẩm cứng, tránh va chạm để chân răng sữa dần hồi phục.
Nếu thân răng và chân răng sữa tổn thương ở tình trạng nặng như: gãy nửa thân răng trở lên, chân răng chỉ còn góc nhỏ, chân răng sữa bị lún sâu gây hại cho xương ổ răng, răng bị lung lay mạnh, chảy máu và đau nhức, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng sữa bị gãy. Việc nhổ răng sữa bị gãy sẽ bảo vệ xương ổ răng được khỏe mạnh và không làm ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn.
Với nguyên nhân trẻ bị gãy răng sữa do men răng kém, lớp men răng và ngà răng mỏng thì cha mẹ nên cho trẻ thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh tình trạng răng sữa bị mòn dần sau đó bị mất răng.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách tại nhà để tăng cường men răng cho trẻ. Khi trẻ bị gãy răng sữa, cha mẹ cần chú ý tránh cho trẻ phải ăn nhai nhiều thực phẩm quá cứng, bổ sung canxi và các chất dinh dưỡng để bảo vệ xương và răng của trẻ chắc khỏe hơn.
Khi trẻ bị gãy răng sữa, cha mẹ nên chú ý cho trẻ ăn những thực phẩm giúp trẻ mau chóng lành vết thương:
Khi trẻ bị gãy răng sữa, răng và nướu đang bị tổn thương và nhạy cảm. Vì thế cha mẹ lưu ý không cho trẻ ăn các đồ ăn quá cứng như sườn, sụn, kẹo cứng,… sẽ làm răng tổn thương nghiêm trọng hơn, khiến trẻ có thể rụng răng. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần giải thích và nhắc nhở trẻ không được nhai đá cục, ăn kem, các đồ quá nóng, quá lạnh khiến răng gãy trở nên nhạy cảm và ê buốt hơn.
Bổ sung sữa và các thực phẩm nhiều canxi giúp răng chắc khỏe
Cha mẹ nào cũng mong muốn con được khỏe mạnh và phòng tránh các tổn thương không đáng có làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hiểu được tâm lý này, nha khoa Parkway xin gợi ý một số lưu ý để phòng tránh gãy răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ như sau:
Với bài viết này, hi vọng đã giúp bố mẹ giải đáp thắc mắc trẻ bị gãy răng sữa có mọc lại không và cách xử lý khi trẻ bị gãy răng sữa để tránh gây ảnh hưởng đến hàm răng vĩnh viễn của trẻ trong tương lai. Khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị gãy răng sữa hoặc các bất thường về răng miệng, cha mẹ hãy đưa trẻ đến nha khoa Parkway để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Điều trị càng sớm, răng trẻ càng có nhiều cơ hội hồi phục tốt hơn, tiết kiệm chi phí và thời gian cho cha mẹ. Với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, nha khoa Parkway là lựa chọn được nhiều cha mẹ tin tưởng để chăm sóc và nâng niu hàm răng của trẻ.
Sâu răng khiến người bệnh mệt mỏi, thậm chí còn có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng và mất răng. Vậy sâu răng là gì? Tìm hiểu ngay dưới đây.
Viêm chân răng là bệnh lý khiến mô nướu xung quanh răng bị suy yếu, lỏng lẻo gây đau nhức, khó chịu. Tìm hiểu những cách điều trị viêm chân răng hiệu quả ngay!
Bọc răng sứ là phương pháp phục hồi và cải thiện thẩm mỹ cho răng, giúp khắc phục các tình trạng như răng sứt mẻ, ố màu hay lệch lạc nhẹ. Hiện nay, hầu hết các cơ sở nha khoa tại TP.HCM đều cung cấp dịch vụ này. Tuy nhiên, việc lựa chọn địa chỉ […]
Bọc răng sứ ở đâu tốt tại Hà Nội? Bọc răng sứ là giải pháp lý tưởng cho những ai mong muốn sở hữu hàm răng đều đẹp, trắng sáng mà không cần can thiệp các phương pháp chỉnh nha như niềng răng hay tẩy trắng răng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả thẩm […]
Thông tin liên hệ
Giờ làm việc của Parkway là (8:30 - 18:30) hàng ngày. Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại vào ngày làm việc tiếp theo.