Sâu răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Sâu răng khiến người bệnh mệt mỏi, thậm chí còn có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng và mất răng. Vậy sâu răng là gì? Tìm hiểu ngay dưới đây.
Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway
Niềng răng hỏng là một hậu quả không ai mong muốn trong suốt quá trình niềng răng. Vậy dấu hiệu nhận biết tình trạng này là gì? Cách khắc phục nó như thế nào? Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu mọi thông tin trong bài viết dưới đây.
Chúng ta tìm tới phương pháp niềng răng là vì mong muốn cải thiện những tình trạng kém thẩm mỹ của răng. Niềng răng đem lại cho chúng ta những ích lợi nhất định, giúp chúng ta trở nên tự tin hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có rất nhiều trường hợp niềng răng hỏng xảy ra, gây mất thời gian và công sức của khách hàng. Vậy niềng răng hỏng là gì?
Niềng răng bị hỏng là một tình trạng xảy ra do quá trình niềng răng xảy ra trục trặc, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, khiến cho kết quả sau khi niềng răng không đạt được đúng như mong muốn ban đầu, thậm chí khiến hàm răng trở nên kém thẩm mỹ hơn.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều trường hợp niềng răng bị hỏng xảy ra bởi cả những yếu tố chủ quan và khách quan. Khi chúng ta quyết định sử dụng phương pháp thẩm mỹ này là đã xác định gắn bó với nó lâu dài. Tuy nhiên chỉ một vài yếu tố khiến cho quá trình này bị ảnh hưởng cũng có thể phá hủy toàn bộ thời gian, công sức, tiền bạc mà chúng ta đã bỏ ra.
Khi niềng răng hỏng sẽ có rất nhiều dấu hiệu, có những biểu hiện rõ ràng ràng nhưng cũng có những dấu hiệu khá mờ nhạt khiến chúng ta không xác định được, từ đó không tìm ra được giải pháp khắc phục hợp lý.
Dấu hiệu nhận biết niềng răng hỏng
Nếu bạn đang trong quá trình niềng răng mà vẫn chưa biết thế nào là dấu hiệu niềng răng bị hỏng, bài viết xin được cung cấp cho bạn một số thông tin cụ thể về tình trạng này như sau:
Mục đích của niềng răng là nắn chỉnh cấu trúc răng, từ đó góp phần cải thiện cấu trúc xương mặt trở nên hài hòa hơn. Quá trình niềng răng cần phải đảm bảo đường thẳng chia mặt làm hai phần phải thẳng với trục khuôn mặt. Cụ thể hơn, đường giữa ở phần răng hàm trên cần trùng với đường nhân trung, đỉnh mũi, răng hàm dưới cùng điểm Glabella.
Khi niềng răng bị hỏng, những điểm này sẽ không cùng nằm trên một đường thẳng trên khuôn mặt. Tuy nhiên trong một số trường hợp như lệch mặt, mũi bẩm sinh, quá trình này không tính là một thay đổi tương thích với khuôn mặt.
Các răng không di chuyển tịnh tiến mà nghiêng, khiến khớp nhai mất tính ổn định
Quá trình răng di chuyển trong quá trình niềng răng thường là di chuyển tịnh tiến trên cung hàm. Phần thân răng cần tạo với chân răng một đường thẳng trùng với trục truyền lực nhai của hàm trên và hàm dưới. Răng di chuyển theo hướng như vậy sẽ hỗ trợ khớp cắn ổn định hơn để có thể thực hiện các chức năng nhai nghiền một cách hoàn hảo.
Khi niềng răng hỏng, dấu hiệu dễ thấy nhất chúng ta có thể nhận biết đó chính là các răng có xu hướng nghiêng vào khoảng trống, toàn bộ thân răng lại không di chuyển vào vị trí khoảng trống đó.
Đối với những trường hợp răng thưa bẩm sinh, điều trị đóng khoảng nghiêng cũng dễ tái phát hơn các trường hợp thông thường. Trong một số trường hợp xương hàm quá cứng cũng có thể phát sinh tình trạng các răng không di chuyển vào vị trí mong muốn.
Tình trạng cười hở lợi, răng quặp vào trong cũng có thể xảy ra đối với những trường hợp niềng răng bị hỏng.
Khi nha sĩ tiến hành kéo khối răng trước mà không kiểm soát được lực sinh học trong quá trình di chuyển răng, phần hàm trên của răng sẽ có xu hướng vừa dịch chuyển ra phía sau, vừa dịch chuyển xuống dưới. Điều này tạo ra những nét kém thẩm mỹ trên gương mặt như cười hở lợi, răng quặp vào trong.
Nha sĩ cần phải kiểm soát được lực kéo khi kéo đóng khoảng là một điều hết sức quan trọng. Quá trình đánh lún lại răng khi niềng răng bị hỏng cũng rất mất thời gian nên quý khách cần tìm hiểu kỹ các cơ sở trước khi tiến hành.
Tụt lợi là một hiện tượng xảy ra khá phổ biến trong quá trình niềng răng. Để có thể hạn chế được tình trạng này, nha sĩ cần phải dự đoán được để có thể báo trước cho bệnh nhân để tiến hành quá trình điều trị bổ sung.
Nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do lực kéo của mắc cài quá mạnh, dẫn đến việc răng di chuyển quá mức khiến răng cửa nghiêng ra phía mặt ngoài, răng có thể bị lệch lạc, trồi lên.
Hiện tượng này không phải là một tình trạng quá nghiêm trọng. Xét về tổng thể, một vài điểm tụt lợi nhỏ sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến toàn bộ quá trình gắn mắc cài.
Đôi khi, tụt lợi có thể gây ra những biến chứng nặng nề hơn. Đặc biệt, tụt lợi kết hợp với bật chân răng có thể sẽ phải trồng răng mới. Vậy nên nếu tình trạng tụt lợi xảy ra quá nghiêm trọng, bạn nên tới nha khoa để được điều trị kịp thời.
Lực tác động lên răng khi gắn mắc cài có thể làm răng di chuyển tới vị trí mong muốn. Và yếu tố cơ bản và nền tảng nhất giúp cho quá trình này có thể thành công đó là mắc cài.
Do gắn mắc cài sai
Chỉ cần một đơn vị mắc cài sai lệch, sẽ kéo theo việc toàn bộ quá trình gắn mắc cài bị ảnh hưởng, khiến răng không thể di chuyển đúng mong muốn.
Quá trình niềng răng hỏng thông thường sẽ chia ra hai tình trạng. Tình trạng đầu tiên là khớp cắn lệch khiến cho hai hàm không thể khớp vào với nhau. Điều này có thể khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn trong quá trình ăn uống, cơ vai và cơ hàm có thể gặp đau đớn khi nhai.
Ngoài ra, tình trạng chết tủy răng cũng là một biến chứng có thể xảy ra, tạo cho người bệnh rất nhiều đau đớn. Đối với trường hợp khớp cắn lệch, bác sĩ cần phải ổn định cơ xương sau đó mới có thể tiếp tục quá trình. Tương tự như vậy, chiếc răng bị sâu tủy cũng cần được bảo tồn thì quá trình niềng răng mới có thể tiếp tục.
Quá trình niềng răng hỏng có thể dẫn tới tình trạng chân răng bật ra khỏi xương hàm. Điều này xảy ra là do tác động di chuyển giữa các lực răng quá lớn, vị trí di chuyển sai lệch dẫn tới việc bật răng ra khỏi xương hàm.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là phần chân răng nằm ở vị trí chóp xương ngoài có phần bị lệch ra phía ngoài. Để có thể nhận biết tình trạng này rõ hơn, cách tốt nhất là tiến hành chụp chiếu toàn bộ xương hàm bằng công nghệ conbeam CT.
Niềng răng bị hỏng có thể khiến cho phần nướu bị sưng tấy một cách khác thường. Kèm theo đó là một vài dấu hiệu khác như hơi thở có mùi hôi, phần nướu bị viêm có thể tạo ra các túi mủ.
Hậu quả này nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn tới việc tiêu xương phần chân răng, về lâu dài có thể dẫn tới tình trạng rụng răng sớm.
Kết quả sau một quá trình dài niềng răng, khi tháo niềng bạn vẫn có thể nhận thấy rõ tình trạng hô và móm, tình trạng răng không cảm thấy cải thiện. Có thể trước đó bạn chưa mắc phải tình trạng này nhưng sau khi niềng mới xuất hiện. Đây chắc chắn là một dấu hiệu của việc niềng răng hỏng.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng niềng răng thất bại. Trong số đó phổ biến nhất là những nguyên nhân như sau:
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ thành công của một ca niềng răng phụ thuộc đến 80% vào cơ sở nha khoa. Để quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi thì tay nghề bác sĩ, chất lượng của các dụng cụ, cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại đã chiếm một phần vô cùng quan trọng.
Chính vì vậy, khi bạn tìm đến một cơ sở nha khoa không uy tín, đảm bảo về chất lượng. Bạn có thể gặp phải một số hậu quả không mong muốn, cụ thể như sau:
Việc chăm sóc răng miệng hàng ngày là một yếu tố vô cùng cơ bản và là điều kiện tiên quyết nhất giúp chăm sóc tối ưu tình trạng niềng răng, đồng thời ngăn ngừa các căn bệnh nha chu nguy hiểm.
Để có thể chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách, bạn nên nghe theo chỉ định của bác sĩ, đảm bảo không xảy ra vấn đề gì trong quá trình niềng răng. Dưới đây là một số thói quen, yếu tố vô tình gây ra tình trạng niềng răng hỏng:
Bất cứ một thiết bị, dụng cụ nào có chất lượng kém trong quá trình chỉnh nha đều có ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình niềng răng. Những thiết bị chỉnh nha cần phải được đảm bảo vô trùng thì mới không xảy ra hiện tượng tạo ra các biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, nếu các thiết bị có chứa các thành phần độc hại cũng có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng nướu. Hơn thế nữa, nếu không tạo đủ lực kéo cho răng cũng không thể đạt được hiệu quả giống như mong đợi ban đầu.
Việc đeo hàm duy trì nhằm mục đích giữ gìn và duy trì cấu trúc của răng sau khi tháo niềng. Nếu sử dụng hàm duy trì sai cách, vị trí các răng có thể sẽ bị di chuyển lại về vị trí cũ ban đầu, khiến toàn bộ quá trình niềng răng trở nên vô ích.
Các bác sĩ rành nghề, giàu kinh nghiệm sẽ giúp cho quá trình niềng răng trở nên thành công. Nếu bác sĩ sở hữu tay nghề kém, việc điều chỉnh lực kéo, sự dịch chuyển giữa các răng sẽ không được đúng tiêu chuẩn, dẫn đến việc niềng răng hỏng.
Chuyên môn là yếu tố đánh giá tay nghề của bác sĩ. Bác sĩ nếu không được đào tạo bài bản, không có kiến thức chuyên môn nhất định có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong quá trình niềng răng.
Niềng răng hỏng gây ra hậu quả gì?
Có rất nhiều hậu quả có thể xảy ra khi niềng răng hỏng, có thể liệt kê cụ thể hơn dưới đây:
Niềng răng hỏng là hậu quả không một khách hàng nào mong muốn. Chính vì vậy, nếu bạn thấy tình trạng răng miệng gặp phải những vấn đề như đã liệt kê ở bên trên, bạn nên tới ngay các cơ sở nha khoa uy tín để có phương hướng điều trị phù hợp nhất.
Tùy thuộc vào tình trạng mắc cài, dây cung trong từng giai đoạn mà các bác sĩ sẽ điều chỉnh lại lực kéo nhằm giúp cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Trong một số trường hợp đặc biệt như răng bị chết tủy, bác sĩ cần phải lấy hết toàn bộ phần tủy đã chết ra, thực hiện phương pháp trám bít răng rồi mới tiến hành quá trình niềng răng như thông thường.
Để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra thành công, các khách hàng cần lưu tâm tới một số vấn đề cơ bản như sau:
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới quá trình niềng răng. Khách hàng nên sử dụng những loại thực phẩm mềm, đồng thời nên xắt nhỏ thức ăn để nhai dễ dàng hơn.
Đặc biệt cần lưu ý hạn chế các loại đồ ăn quá cứng hoặc quá dẻo vì nó có tác động rất lớn tới quy trình gắn mắc cài. Những thức ăn như soup, cháo, bánh mì mềm,… là các thực phẩm được đề cử trong danh sách này.
Việc sử dụng vô tội vạ các loại thực phẩm nhiều đường, giàu tinh bột, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều là những yếu tố có thể khiến cho niềng răng hỏng. Những loại thực phẩm này dễ tạo ra các mảng bám dính trên thân răng, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển mạnh mẽ.
Việc thực hiện các hoạt động mạnh như luyện tập thể thao, vui chơi ngoài trời đôi khi có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc như bung mắc cài, dây cung,… Vì vậy để đảm bảo niềng răng không bị hỏng khi chơi thể thao, khách hàng nên sử dụng các dụng cụ có tác dụng bảo hộ răng và tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.
Nếu chẳng may xảy ra tình trạng không mong muốn trong quá trình vận động mạnh, bệnh nhân cần liên hệ ngay với cơ sở nha khoa để có phương pháp chữa trị phù hợp.
Việc không tuân thủ lịch khám định kỳ có thể khiến cấu trúc răng bị biến tướng, không đạt được kết quả như mong đợi. Vậy nên để tránh việc niềng răng hỏng, khách hàng nên tuân thủ đúng lịch khám định kỳ mà các bác sĩ đã đưa ra. Điều này sẽ giúp các bác sĩ nắm bắt tình trạng răng miệng hiện tại, đồng thời đưa ra những phương án điều trị tốt nhất.
Giai đoạn đầu của quá trình niềng răng thường xảy ra những cơn đau nhức, căng tức khó chịu. Điều này là hoàn toàn bình thường vì răng đang tập thích ứng với việc gắn mắc cài và dây cung. Tình trạng này có thể được xử lý bằng cách sử dụng nước súc miệng chuyên dụng và nước muối sinh lý.
Nếu tình trạng đau nhức kéo dài, đã sử dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Bạn nên liên hệ ngay với nha khoa để được chữa trị kịp thời. Tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc giảm đau, các thực phẩm chức năng mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Việc các mắc cài mắc vào môi, mấu cuối cùng của khung niềng chọc vào má gây nhiệt, chảy máu, khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong quá trình ăn uống, nói chuyện,… là những điều thường xuyên xảy ra trong quá trình niềng răng.
Tuy nhiên, những biểu hiện này chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ban đầu và biến mất dần theo thời gian. Vậy nên, kể cả khi cảm thấy khó chịu, bệnh nhân cũng không được tự ý điều chỉnh dây mắc cài vì có thể ảnh hưởng tới tiến độ, vị trí điều chỉnh mà các bác sĩ đã cố định.
Niềng răng đồng nghĩa với việc tăng thêm nhiều khe hở, khoảng trống nhiều hơn trong răng, thức ăn cũng dễ dàng mắc vào răng, vào mắc cài hơn trong quá trình ăn uống.
Chính vì vậy, việc đánh răng 2 lần một ngày và không sử dụng các dụng cụ nha khoa hỗ trợ sau khi ăn uống có thể khiến cho răng miệng không được vệ sinh một cách sạch sẽ hoàn toàn, không thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
Vậy nên khi niềng răng, cách tốt nhất là tăng tần suất đánh răng tối thiểu 3 lần/ ngày. Đồng thời nên sử dụng các loại bàn chải lông mềm để tránh gây tổn thương nướu trong quá trình niềng răng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về dấu hiệu niềng răng hỏng và cách khắc phục tương ứng. Nếu bạn đang gặp phải những vấn đề bệnh lý về răng miệng, hoặc có nhu cầu niềng răng và sử dụng các dịch vụ nha khoa khác, hãy liên lạc ngay với nha khoa Parkway – một cơ sở có tiếng nhận được rất nhiều những phản hồi tích cực của khách hàng trong thời gian gần đây.
Khi đến với nha khoa Parkway, khách hàng chắc chắn sẽ được tận hưởng những trải nghiệm dịch vụ tối ưu với mức giá ưu đãi nhất. Bạn có thể liên hệ với số hotline 024 9999 8059 để được hỗ trợ tốt nhất.
Sâu răng khiến người bệnh mệt mỏi, thậm chí còn có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng và mất răng. Vậy sâu răng là gì? Tìm hiểu ngay dưới đây.
Viêm chân răng là bệnh lý khiến mô nướu xung quanh răng bị suy yếu, lỏng lẻo gây đau nhức, khó chịu. Tìm hiểu những cách điều trị viêm chân răng hiệu quả ngay!
Bọc răng sứ là phương pháp phục hồi và cải thiện thẩm mỹ cho răng, giúp khắc phục các tình trạng như răng sứt mẻ, ố màu hay lệch lạc nhẹ. Hiện nay, hầu hết các cơ sở nha khoa tại TP.HCM đều cung cấp dịch vụ này. Tuy nhiên, việc lựa chọn địa chỉ […]
Bọc răng sứ ở đâu tốt tại Hà Nội? Bọc răng sứ là giải pháp lý tưởng cho những ai mong muốn sở hữu hàm răng đều đẹp, trắng sáng mà không cần can thiệp các phương pháp chỉnh nha như niềng răng hay tẩy trắng răng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả thẩm […]