Sâu răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Sâu răng khiến người bệnh mệt mỏi, thậm chí còn có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng và mất răng. Vậy sâu răng là gì? Tìm hiểu ngay dưới đây.
Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway
Hôi miệng là nỗi ám ảnh dai dẳng khiến người bệnh luôn mang tâm lý lo lắng, phiền muộn, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh. Trong đó, hôi miệng từ cuống họng còn là dấu hiệu của một số bệnh lý toàn thân. Vậy hôi miệng từ cuống họng xuất phát từ nguyên nhân gì? Làm sao để điều trị dứt điểm? Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Nguyên nhân gây hôi miệng từ cuống họng
Khi nhắc đến hôi miệng, hầu hết mọi người cho rằng sức khỏe răng miệng đang gặp vấn đề, có thể là viêm lợi, sâu răng,… gây ra. Tuy nhiên, khác với hôi miệng gây ra bởi các yếu tố răng miệng, hôi miệng từ cuống họng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như:
Viêm xoang là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng từ cuống họng phổ biến. Điều này xảy ra là do các dịch nhầy chứa vi khuẩn từ hốc xoang tấn công vào đường hô hấp và khoang miệng, khiến hơi thở xuất hiện mùi hôi khó chịu.
Ngoài ra, dịch nhầy tích tụ có thể khiến một lượng thức ăn nhất định bị giữ lại tại cổ họng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, dẫn đến hôi miệng.
Hôi miệng từ cuống họng còn xuất phát từ nguyên nhân khoang miệng bị khô do khả năng tiết nước bọt kém. Bởi nước bọt có khả năng loại bỏ vi khuẩn gây mùi, làm sạch khoang miệng. Khi miệng bị khô, chính là môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển gấp nhiều lần.
Chức năng thận suy giảm khiến quá trình bài tiết đình trệ, độc tố không thể thoát ra ngoài mà tích tụ lâu ngày trong cơ thể. Phần lớn độc tố đó là nitơ – thủ phạm chính gây ra mùi hôi ở miệng từ cuống họng. Chứng hôi miệng sẽ biến mất chỉ khi chức năng thận được khôi phục.
Theo nghiên cứu, tim mạch và răng miệng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong đó, viêm lợi là dấu hiệu cảnh báo sớm của các vấn đề liên quan đến tim mạch. Ngoài sưng đỏ lợi kèm chảy máu chân răng, viêm lợi thường kèm theo hôi miệng.
Amidan là khối mô mềm nằm ở hầu họng đảm nhiệm vai trò ngăn chặn các virus, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể. Triệu chứng dễ nhận biết nhất của viêm amidan là cổ họng khô, ngứa họng kèm theo hơi thở có mùi.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do xuất hiện dịch mủ chứa vi khuẩn tồn đọng tại hầu họng. Viêm amidan có nguy cơ tái phát cao và dễ trở thành mãn tính nếu không điều trị triệt để. Amidan hết viêm thì tất yếu mùi hôi miệng sẽ không còn.
Viêm amidan là nguyên nhân gây hôi miệng từ cuống họng
Khi mắc bệnh viêm loét dạ dày, dịch axit gây kích ứng niêm mạc đẩy thức ăn đang tiêu hoá dở trong dạ dày trào ngược lên thực quản, vòm họng và cả miệng. Từ đó, vi khuẩn dễ dàng hình thành và phát triển dẫn đến hơi thở có mùi khó chịu.
Hôi miệng từ cuống họng không chỉ tiềm ẩn nguy cơ khôn lường tới sức khoẻ mà còn khiến người bệnh đánh mất sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Nếu tình trạng này xuất phát từ bệnh lý thì đánh răng xong vẫn bị hôi miệng như thường. Cách duy nhất để thoát khỏi nó là điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra đồng thời kết hợp một số biện pháp sau:
Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, chải răng nhẹ nhàng theo chiều lên xuống hoặc xoay tròn bàn chải. Sau khi ăn xong, dùng chỉ nha khoa để làm sạch từng kẽ răng và súc miệng lại bằng nước muối pha loãng nhằm ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
Bên cạnh đó, lấy cao răng định kỳ là một trong những cách vệ sinh răng miệng và phòng ngừa hôi miệng từ cuống họng hiệu quả.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhằm tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể như: rau xanh, hoa quả tươi, chế phẩm từ sữa, các loại hạt,… Ngoài ra,, bạn cùng cần uống đủ nước để thanh lọc cơ thể bằng cách uống ít nhất 2 lít/ngày, ăn uống đúng giờ, chú ý ăn chậm nhai kỹ.
Hạn chế sử dụng các thực phẩm, đồ uống gây hại cho sức khoẻ như: bia rượu, thuốc lá, đồ uống có cồn, đồ ngọt, đồ ăn nhanh,…
Chanh được biết đến là “khắc tinh” diệt khuẩn cực kỳ hiệu quả. Để điều trị chứng hôi miệng, bạn có thể ngậm 1 lát chanh thái mỏng trong miệng hoặc kết hợp chanh với muối, chanh với mật ong để làm nước súc miệng hàng ngày.
Gừng cũng là nguyên liệu giúp đẩy lùi mùi hôi miệng hiệu quả. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 củ gừng tươi, cạo sạch vỏ, rửa sạch và thái thành từng lát mỏng. Sau đó, cho nguyên liệu vào 150ml nước đun sôi trong khoảng 5-10 phút, để nguội và dùng dung dịch súc miệng.
Giảm mùi hôi miệng bằng cách sử dụng củ gừng
Sử dụng nước vo gạo để trị hôi miệng từ cuống họng là một mẹo dân gian khá hiệu quả. Trong nước vo gạo chứa các axit amin, giúp đẩy lùi tình trạng hôi miệng. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, khi vo gạo hãy chắt lần phần nước lần thứ 2 và đun sôi với một ít muối, sử dụng hỗn hợp nước này để súc miệng 2 lần/ngày.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân gây ra hôi miệng từ cuống họng. Sau khi theo dõi và áp dụng mẹo chữa tại nhà, nếu tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra trong thời gian sớm nhất nhé.
Xem thêm:
Sâu răng khiến người bệnh mệt mỏi, thậm chí còn có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng và mất răng. Vậy sâu răng là gì? Tìm hiểu ngay dưới đây.
Viêm chân răng là bệnh lý khiến mô nướu xung quanh răng bị suy yếu, lỏng lẻo gây đau nhức, khó chịu. Tìm hiểu những cách điều trị viêm chân răng hiệu quả ngay!
Bọc răng sứ là phương pháp phục hồi và cải thiện thẩm mỹ cho răng, giúp khắc phục các tình trạng như răng sứt mẻ, ố màu hay lệch lạc nhẹ. Hiện nay, hầu hết các cơ sở nha khoa tại TP.HCM đều cung cấp dịch vụ này. Tuy nhiên, việc lựa chọn địa chỉ […]
Bọc răng sứ ở đâu tốt tại Hà Nội? Bọc răng sứ là giải pháp lý tưởng cho những ai mong muốn sở hữu hàm răng đều đẹp, trắng sáng mà không cần can thiệp các phương pháp chỉnh nha như niềng răng hay tẩy trắng răng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả thẩm […]
Thông tin liên hệ
Giờ làm việc của Parkway là (8:30 - 18:30) hàng ngày. Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại vào ngày làm việc tiếp theo.